Bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da và cách làm giảm tình trạng bệnh cho bé

Bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da và cách làm giảm tình trạng bệnh cho bé

Bệnh trẻ sơ sinh bị da vàng là một căn bệnh khá phổ biển xảy ra ở hầu hết các trẻ. Bệnh khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng. Bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da thường xảy ra trong tháng sinh đầu tiên. Vàng da được xác định do tăng bilirubin gián tiếp và bệnh xảy ra ở 25-30% trẻ sinh đủ tháng và xảy ra đa số ở trẻ sinh non.

1.Bệnh trẻ sơ sinh bị da vàng là gì

Bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da là một trường hợp bệnh khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau sinh và hầu hết các trường hợp vàng da trong giai đoạn này đều được xác định ở mức độ nhẹ.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da được xác nhận ở mức độ nặng nồng độ bilirubin trong máu vẫn duy trì ở mức cao và không được điều trị, gây ra tổn thương não dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu tới trẻ.

2.Nguyên nhân gây ra bệnh da vàng ở trẻ sơ sinh

Bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da có nguyên nhân được xác định do cơ thể trẻ có nhiều bilirubin – một sắc tố màu vàng da cam, là sản phẩm thải của quá trình vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Khi bilirubin sản sinh nhiều hơn mức mà cơ thể trẻ có thể đào thải sẽ xuất hiện tình trạng vàng da.

Bình thường, bilirubin sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân. Khi người mẹ mang thai, cơ thể mẹ sẽ loại bỏ bilirubin từ bé qua nhau thai. Sau khi bé được sinh ra, cơ thể của bé tự thực hiện công việc đào thải này. Tuy nhiên, khi quá trình đào thải xảy ra vấn đề trẻ sẽ gặp tình trạng vàng da.

3.Biểu hiện của bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, biểu hiện đầu tiên của trẻ là da và lòng trắng của mắt sẽ có màu vàng. Từ 1 – 5 ngày sau sinh, màu vàng sẽ xuất hiện đầu tiên trên mặt và ngực của trẻ. Sau một thời gian, nếu tình trạng vàng da không thuyên giảm chứng tỏ nồng độ bilirubin cao, khi đó trẻ có thể có các biểu hiện như: tình trạng vàng da ngày càng nghiêm trọng. Trẻ bú ít đi và phản ứng chậm chạp với xung quanh. Trẻ hay gắt gỏng, cáu khóc và dễ bị kích thích. Trẻ hay cong lưng và khóc ré lên thất thanh.

4.Cách điều trị

Trong hầu hết các trường hợp xảy ra bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da thì biểu hiện vàng da ở trẻ chủ yếu là vàng da sinh lý. Bệnh xảy ra do cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng đào thải bilirubin thừa trong cơ thể. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng 24 giờ sau sinh và sẽ trở nên rõ rệt hơn vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 rồi sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh vàng da bệnh lý, khi đó nồng độ bilirubin ở trẻ cao hơn mức thông thường thì trẻ bắc buộc phải được đưa đến bệnh viện để điều trị bằng cách đặt trẻ dưới một loại ánh sáng huỳnh quang. Phương pháp này gọi là phương pháp quang trị liệu.

Ngoài ra, nếu trẻ mắc bệnh vàng da được xác định do một số vấn đề sức khỏe gây ra thì trẻ cần được can thiệp bởi một số biện pháp điều trị khác.

5.Cách ngăn ngừa

Để có thể ngăn ngừa hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện một số bất thường ở thai nhi. Cần tăng cường chế độ dinh đưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học đặc biệt là ở những tháng cuối thai kì để không bị sinh non. Khi sinh đẻ, cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi và kịp thời phát hiện, xử lý.

Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để làm giảm tình trạng bệnh. Ảnh: Internet

Khi trẻ mới sinh ra, cần cho trẻ bú đủ để tăng cường khả năng đào thải bilirubin ở trẻ. Đối với các trẻ mới chớm có dấu hiệu vàng da, mẹ có thể tắm nắng ấm mỗi sáng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

Bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da là một căn bệnh khá phổ biến và có thể tự hết ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi trẻ sát sao trong suốt thời gian bệnh để tránh trường hợp bệnh chuyển biến theo chiều hướng nặng hơn.

Nguồn: adayne.vn